<

Các bài tập trên dụng cụ phục hồi chức năng 4 trong 1

Ngày đăng 30/11/2023 10:24

Dụng cụ phục hồi chức năng 4 trong 1 là thiết bị được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực Y học Phục hồi chức năng, hỗ trợ nhiều bài tập đa dạng, giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động, nhanh chóng trở lại với công việc và sinh hoạt thường ngày. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về dụng cụ này nhé.

Cấu tạo dụng cụ phục hồi chức năng 4 trong 1

dung-cu-phuc-hoi-chuc-nang-401

Dụng cụ có ngoại hình giống như một chiếc ghế tựa bình thường với phần khung bằng thép được sơn chống gỉ. Tại vùng mông và lưng, kê tay ở 2 bên được bọc đệm mút. Đằng trước là vùng để tập chân, tay. Ở bên trên là khung với ròng rọc để tập kéo giãn tay. Thiết bị đi kèm với đai cổ, đai cố định tay, và khung đeo tạ.

Khoảng cách giữa ghế ngồi và các bộ phận tập tay – chân ở đằng trước cũng như chiều cao của khung gắn ròng rọc có thể thay đổi phù hợp với thể trạng của người dùng.

Dụng cụ phục hồi chức năng 4 trong 1 giúp người bệnh khắc phục được các vấn đề khiến giảm khăng vận động, ngăn ngừa các biến dạng do bị sai tư thế.

Các bài tập trên dụng cụ phục hồi chức năng 4 trong 1

Bài tập kéo cơ tay

ghe-tap-phuc-hoi-chuc-nang-zasami-kz401-dv-8

Bài tập kéo cơ tay gồm các bài tập cử động khớp cơ vai, khớp khuỷu tay, cổ tay, bàn tay và các ngón.

Người dùng ngồi trên ghế đệm, đưa 2 tay ra nắm vào tay cầm ở phía trên đầu. Nếu có 1 bên tay yếu thì dùng đai để cố định tay đó với tay cầm. Sử dụng lực từ bên tay mạnh để kéo phần tay bị teo cơ, yếu, liệt. Người dùng sử dụng ý chí và phản xạ giúp kéo tay yếu xuống thấp để tạo sự chủ động cho cánh tay bị tổn thương, giúp cho nó có thể tự chủ được.

Thời gian tập mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 2 tiếng liên tục.

Bài tập quay tay có kháng lực

ghe-tap-phuc-hoi-chuc-nang-zasami-kz401-dv-6

Bài tập này giúp bả vai cử động lại, khi khớp vai cử động nhẹ nhàng thì các khớp khác ở tay như cổ tay, khuỷu tai cũng có thể tái cử động một cách nhẹ nhàng, thuần thục như ban đầu.

Người tập đưa tay ra trước để nắm lấy tay quay, từ từ quay tới trước hoặc theo chiều ngược lại. Ở trên tay quay có núm điều chỉnh kháng lực, người bệnh có thể điều chỉnh núm này để tăng – giảm mức độ kháng lực để thay đổi độ khó của bài tập.

Bài tập đạp chân có kháng lực

ghe-tap-phuc-hoi-chuc-nang-zasami-kz401-dv-7

Bài tập này tương tự như sử dụng xe đạp tập thể dục, giúp tăng tầm vận động cho cho các khớp, gồm khớp nối cột sống, khớp háng, khớp đầu gối, cổ chân… Nó cũng tăng cường hoạt động co giãn gân, tạo ra sự điều phối nhịp nhàng giữa ý nghĩ và dây thần kinh có chức năng điều phối hoạt động của chân.

Ban đầu người bệnh nên tập nhẹ, sau đó có thể điều chỉnh núm kháng lực để nâng dần độ khó.

Bài tập kéo cổ

ghe-tap-phuc-hoi-chuc-nang-zasami-kz401-dv-9

Bài tập này chống nghẹo đầu, hỗ trợ cho các dây chằng và dây thần kinh được giải phóng, không còn co rút, đầu và thân được cứng cáp hơn, dần phục hồi tư thế cho người bệnh.

Bệnh nhân ngồi trên ghế, đeo đai đầu rồi thêm tạ vào khung ở phía sau. Trọng lượng tạ khoảng 3 – 6 kg tùy theo trọng lượng cơ thể.

Trên đây là các bài tập trên dụng cụ phục hồi chức năng 4 trong 1. Nếu muốn mua dụng cụ này hoặc các thiết bị phục hồi, máy tập thể dục khác thì các bạn hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn và cung cấp sản phẩm chính hãng nhé!

Nguồn: thiết bị vật lý trị liệu phục hồi chức năng