<

Cách giảm căng cơ bắp chân nhờ massage xoa bóp

Ngày đăng 21/08/2021 10:47

Khi cơ thể vận động thể thao quá mức, những cơn đau nhức trên toàn cơ thể là không thể tránh khỏi. Những môn thể thao như chạy bộ, đạp xe, tập cơ chân hay đi bộ quá nhiều trong ngày có thể gây áp lực lớn lên phần cơ bắp chân, khiến phần cơ này bị căng cứng, đau nhức. Nếu những cơn đau không thuyên giảm có thể dẫn đến chấn thương bắp chân như căng cơ, rách cơ,….

cach-giam-cang-co-bap-chan-nho-massage-xoa-bop

Cách giảm căng cơ bắp chân nhờ massage xoa bóp

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng căng cứng cơ bắp chân đó chính là do không thực hiện khởi động giãn cơ kĩ càng trước khi luyện tập. Đặc biệt với những người ít vận động, không thường xuyên hoạt động thì tỉ lệ bị đau nhức cơ và mắc phải các chấn thương càng cao hơn.

cach-giam-cang-co-bap-chan-nho-massage-xoa-bop-1

Với một số trường hợp, những cơn đau bắp chân có thể giảm dần và tự biến mất, tuy nhiên nếu ta bị chấn thương nặng thì những cơn đau không những không thuyên giảm mà còn nặng thêm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Với một số đối tượng do tính chất công việc và học tập dẫn đến không có thời gian vận động, thời gian luyện tập hạn chế dẫn đến các cơ bị co cắng và có thể dẫn tới tình trạng khô khớp. Những đối tượng trên nếu không thực hiện khởi động kĩ càng thì khả năng bị chấn thương như căng khớp là rất cao.

cach-giam-cang-co-bap-chan-nho-massage-xoa-bop-2

Lưu ý khi tập thể thao, nếu tập quá sức dẫn đến tình trạng đau nhức ở các cơ thì cần dừng việc vận động lại ngay lập tức, không nên tiếp tục thực hiện quá sức có thể dẫn tới những chấn thương nghiêm trọng. 

Để giảm tình trạng đau nhức do căng cơ, ta có thể thực hiện chườm lạnh giúp giảm sưng và tiêu viêm hiệu quả. Đây là phương pháp có cách thực hiện đơn giản nhưng hiệu quả nhanh chóng, giúp máu được kích thích lưu thông đến vị trí chườm, giảm đau nhức hiệu quả, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Để phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất, ta bọc đá vào miếng vải và chườm lên vị trí bị đau cơ, thực hiện chườm từ 10 – 15 phút.

cach-giam-cang-co-bap-chan-nho-massage-xoa-bop-3

Không nên chườm đá trực tiếp hay giữ đá ở nguyên 1 vị trí, tránh tình trạng bỏng lạnh, không nên thực hiện với vết thương hở. Trong 3 ngày đầu tiên sau khi bị chấn thương thực hiện phương pháp này có thể đem lại hiệu quả giảm đau tốt.

Khi cơ bị căng, ta không nên thực hiện hoạt động mạnh, thay vào đó nên rèn luyện những bài tập nhẹ nhàng để cơ chân được thư giãn từ từ, duỗi căng chân chậm rãi giúp các cơ làm quen với nhịp độ làm việc như ban đầu, tăng tuần hoàn máu đến các cơ bắp.

cach-giam-cang-co-bap-chan-nho-massage-xoa-bop-4

Bên cạnh đó, các động tác massage đơn giản như vuốt, bóp, ấn ở vùng bắp chân cũng có thể đem lại tác dụng giảm căng cứng nhanh chóng. Các tác động massage này sẽ kích thích các mạch máu và dây thần kinh dưới da, giúp đưa máu đến phần bắp chân, tăng khả năng phục hồi và chữa lành.

Để đề phòng trường hợp căng cứng cơ khi tập, ta cần thực hiện đầy đủ các động tác khởi động để cơ thể làm quen với những hoạt động tập luyện sắp tới. Uống đủ nước trước khi tập có tác dụng trung hòa cơ thể, bôi trơn các khớp, giúp quá trình vận chuyển dinh dưỡng bên trong cơ thể được diễn ra bình thường.