Dây thần kinh liên sườn bắt đầu từ đoạn tủy ngực D1 đến D12. Nó bắt đầu từ tủy sống ngực và chia là 2 nhanh trước sau. Nhánh sau chi phối hoạt động của lưng. Nhánh trước chi phối hoạt động của ngực và bụng.
Đau dây thần kinh liên sườn: Chẩn đoán và điều trị
Đau dây thần kinh liên sườn là hội chứng bệnh có thể được bắt gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, bệnh không khó để chẩn đoán, không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng cần được điều trị phù hợp giúp người bệnh sớm lấy lại được chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây bệnh thường do: Thoái hóa đốt sống ngực; Lao cột sống ngực; U tủy; Viêm đa rễ thần kinh; Viêm đa dây thần kinh; Bệnh lý thần kinh; Bệnh lý toàn thân khác như đái tháo đường, nhiễm khuẩn…
Đau dây thần kinh liên sườn có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi, nhất là khi gặp phải các tác động, trục trặc ở cột sống, tủy sống, hoặc xương sườn.
Chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn
Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh qua các triệu chứng lâm sàng như: Đau tức ngực, cơn đau lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn đến vùng lưng cạnh sống …Ngoài ra, cần kết hợp các phương tiện cận lâm sàng để chẩn đoán xác định tình trạng bệnh đau dây thần kinh liên sườn như:
- Chụp X-quang cột sống ngực: Áp dụng trong trường hợp người bệnh bị chấn thương và thoái hoá cột sống cổ.
- Chụp MRI cột sống ngực: Thực hiện trong trường hợp bị u tủy.
- Làm các xét nghiệm máu: Giúp chẩn đoán bệnh lý nội khoa trong trường hợp người bệnh bị đái tháo đường, nhiễm độc,...
Phương pháp điều trị đau dây thần kinh liên sườn
Mục tiêu điều trị đau dây thần kinh liên sườn nhằm giảm đau và điều trị nguyên nhân gây đau.
- Sử dụng thuốc điều trị: Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, trong đó có một số loại thuốc giảm đau thông thường không cần kê đơn như như: Paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... Ngoài ra, nhóm thuốc giảm đau Gabapentin cũng có thể được chỉ định điều trị đau dây thần kinh liên sườn giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc có thể gây chóng mặt cho người bệnh.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm các loại thuốc giãn cơ trong trường hợp người bệnh bị đau nhiều. Dòng thuốc này có tác dụng giảm co thắt các cơ gian sườn.
Người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng thêm các loại vitamin B1, B2, B6 và B12 để hỗ trợ hoạt động của tế bào thần kinh.
- Điều trị gây tê: Trường hợp đã sử dụng thuốc mà vẫn không giảm được các triệu chứng đau, người bệnh có thể cần được can thiệp gây tê các dây thần kinh liên sườn để giảm đau.
Để giảm đau tạm thời cho người bệnh chúng ta cũng có thể áp dụng massage trị liệu để thư giãn cơ thể. Việc sử dụng ghế massage cũng mang lại nhiều lợi ích.
Khi có những triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn các bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe.